Tư duy là gì? Vai trò của Tư Duy trong cuộc sống và công việc

Ngày đăng: 05/01/2024 15:01

Tư duy là gì? Đây là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và trong công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và vai trò của tư duy. Vậy tư duy là gì? Vì sao tư duy có tầm quan trọng đối với chúng ta như vậy?

Hãy cùng Dcorp Talent tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. TƯ DUY LÀ GÌ?

Tư duy là hoạt động trí tuệ của con người, thể hiện ở khả năng suy nghĩ logic và sáng tạo trong việc nhận thức, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề.

  • Nhận thức vấn đề: Quan sát, thu thập thông tin về vấn đề cần giải quyết
  • Phân tích vấn đề: Chia nhỏ vấn đề thành các khía cạnh, mối liên hệ giữa chúng
  • Đưa ra giả thuyết: Đưa ra các giải pháp tiềm năng cho vấn đề
  • Kiểm tra, đánh giá: Xem xét tính khả thi của giải pháp
  • Kết luận: Đi đến kết luận cuối cùng về giải pháp tối ưu nhất.

2. VAI TRÒ CỦA TƯ DUY

Tư duy giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, tìm ra nguyên nhân, dự đoán kết quả và đề ra phương án xử lý phù hợp.

  • Là căn cứ để định hướng hành động. Tư duy giúp chúng ta đưa ra những quyết định, lựa chọn đúng đắn dựa trên sự hiểu biết khách quan.
  • Là khả năng then chốt để con người giải quyết vấn đề, phát triển bản thân và xã hội. Tư duy sáng tạo giúp ta khám phá ra tri thức mới và cải tiến cuộc sống.
  • Là cơ sở để con người nhận thức và cải biến thế giới. Nhờ tư duy mà chúng ta hiểu bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

3. TƯ DUY MỞ VÀ TƯ DUY ĐÓNG

3.1 Tư duy Mở (Growth Mindset)

Tư duy mở (Growth Mindset) còn được gọi là tư duy cầu tiến (hay tư duy cầu thị). Đó là khi chúng ta có các tư tưởng tích cực, có thể tiếp nhận được các thông tin, ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau (đa chiều), cho dù tư tưởng đó có thể trái ngược với quan điểm vốn có lúc trước.

Người có tư duy mở và cầu tiến (growth mindset) tin rằng chỉ cần mình cố gắng, thay đổi là có thể tiến bộ hơn; họ vui vẻ chấp nhận thử thách, xem thử thách như cơ hội để họ học hỏi được những cái hay cái mới. Khi gặp khó khăn hay thất bại, thái độ của người có tư duy mở là “Ồ cách này không xong. Vậy mình thử cách khác.” Đối với họ, thất bại chỉ là thông tin cần xử lý.

3.2 Tư duy đóng (Fixed Mindset)

Trái ngược với tư duy mở sẽ là tư duy đóng. Những người có tư duy này thường khá bảo thủ, không tiếp nhận tư tưởng, suy nghĩ khác của mình. Do đó, họ hay gặp khó khăn trong cuộc sống, hay rơi vào tình trạng bực bội, khó thành công. 

Người có tư duy đóng (fixed mindset) tin rằng “tôi là vậy đó, đã đóng khung, chịu không chịu thì thôi, không thể thay đổi được”. Điều này làm cho họ rất khó khăn khi phải đối mặt với thử thách hay đối diện với những điều có vẻ như là to lớn quá, bản thân họ không giải quyết nổi, làm cho họ cảm thấy mất hy vọng hay bất lực.

Dù bạn đang có tư duy nào, hãy tin tưởng rằng chúng ta có thể học tập, rèn luyện để thay đổi, phát triển Tư Duy tốt hơn mỗi ngày nhé!

 

Xem thêm các bài viết khác tại https://dcorp.talent.vn/news

Tin liên quan

Xem tất cả